Thiết lập hệ sinh thái số toàn diện – bí quyết để doanh nghiệp bứt tốc trong thời đại 4.0
Năm 2021, từ khoá “chuyển đổi số” trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Để có thể thực sự chuyển đổi số một cách căn bản và toàn diện, các doanh nghiệp cần phải nắm được cốt lõi để ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Về cơ bản, phải hiểu rằng Chuyển đổi số (Digital transformation) là khái niệm rất khác so với cuộc cách mạng Số hoá (Digitalization) trước đó. Nếu như Số hoá chỉ đơn giản là bước chuyển từ các công cụ analog/ vật lý sang công cụ số, thì Chuyển đổi số lại là một cuộc cách mạng toàn diện và phức tạp hơn thế rất nhiều.
Chuyển đổi số không phải đơn giản chỉ là áp dụng hàng loạt những công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng để hoàn thành công việc, nó nói đến quá trình sử dụng công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng thời tăng tốc các hoạt động kinh doanh.
Chuyển đổi số có thể coi là một quá trình tất yếu mà các doanh nghiệp và cá nhân sẽ buộc phải tuân theo trong bối cảnh công nghệ thông tin và internet đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội.
Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian vững hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc, tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Bài toán chuyển đổi số tại Việt Nam
Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ lớn đang rất tích cực hưởng ứng định hướng này, trong đó đáng kể nhất là MobiFone. Từ rất sớm, nhà mạng lâu đời nhất Việt Nam này đã có những chiến lược rõ rệt để “quyết tâm không đi sau” trong cuộc cách mạng này.
Theo đó, MobiFone sẽ tập trung vào 02 mục tiêu chính: phát huy thế mạnh về kết nối viễn thông của mình để xây dựng hệ thống internet tốc độ cao, tạo nền tảng cơ bản cho chuyển đối số và thiết lập các gói giải pháp phần mềm, công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao và đồng bộ.
MobiFone không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để thực sự từng bước chuyển đổi số. Có thể kể đến việc MobiFone chính thức thử nghiệm thành công mạng 5G tại 04 thành phố lớn vào đầu năm 2020. Đồng thời cho ra mắt, vận hành, khai thác và quản lý các hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT) các sản phẩm đặc thù thuộc 4 nhóm: Các dịch vụ Cloud, IoT (Internet of Things), Big Data, AI.
MobiFone cung cấp các giải pháp có tính ứng dụng rất cao, có thể triển khai dễ dàng ở các doanh nghiệp số trên mọi phương diện từ truyền hình hội nghị (MobiFone Meeting) cho tới quản lý bán hàng (mSale), tổng đài bán hàng và chăm sóc khách hàng (3C), quản lý và phát hành hoá đơn (MobiFone Invoice), Bộ sản phẩm số hóa văn phòng (MobiFone Smart Office) hay cao cấp hơn là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và big data để thiết lập các tổng đài tự động hay phân tích dữ liệu truyền thông, theo dõi sức khoẻ thương hiệu và dự báo khủng hoảng.
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang “loay hoay” tiếp cận với chuyển đổi số, thì những “đầu tàu” công nghệ hàng đầu với chiến lược nhạy bén, nền tảng công nghệ bài bản và gói giải pháp đồng bộ như MobiFone sẽ đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt thị trường.
Theo MOBIFONE